Dịch vụ bảo dưỡng
Trong quá trình vận hành, một số bộ phận xe hơi không tránh khỏi việc bị mòn một cách tự nhiên. Nếu chúng không được kiểm tra, thay thế và bảo dưỡng định kỳ thì các tính năng hoạt động sẽ giảm đi, dẫn đến hư hỏng nặng, thậm chí gây mất an toàn cho người sử dụng. Dịch vụ bảo dưỡng xe Hyundai luôn sẵn sáng giúp bạn xóa bỏ nỗi lo này.
Bảo dưỡng định kỳ giúp xe của bạn luôn luôn trong tình trạng sẵn sàng hoạt động tốt nhất.
Mục đích bảo dưỡng xe ô tô
Mục đích của bảo dưỡng định kỳ xe Hyundai là kiểm tra, sửa chữa và thay thế theo một lịch trình nhất định để đảm bảo hoạt động tốt nhất cho tất cả các bộ phận trên xe. Bảo dưỡng định kỳ giúp xe tránh khỏi hư hỏng nặng, tiết kiệm chi phí và đảm bảo tính an toàn cho xe ô tô. Ngoài ra, bảo dưỡng định kỳ còn giúp xe của bạn vận hành đúng theo các quy định về an toàn và môi trường.
Do đó, để tránh rủi ro không đáng có cũng như đảm bảo điều kiện bảo hành khi hỏng hóc, các khách hàng hãy mang chiếc xe của mình tới Hyundai để bảo dưỡng định kỳ.
Lịch bảo dưỡng xe định kỳ theo tiêu chuẩn
Lịch bảo dưỡng xe định kỳ theo tiêu chuẩn
1. Dầu động cơ (Nhớt máy).
Định kỳ thay thế: 5000 km hoặc 6 tháng /một lần
Cấp độ nhớt: SM 20W-50 (máy xăng) ;
SG/CF 20W-50 (máy dầu)
Thay thế dầu động cơ đúng định kỳ giúp hệ thống bôi trơn của xe được hoạt động tốt, động cơ hoạt động êm
2. Lọc dầu động cơ (lọc nhớt)
Định kỳ thay thế: 10,000 km
Thay thế lọc dầu động cơ đúng định kỳ giúp hệ thống bôi trơn của xe luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất
Lọc dầu động cơ
3. Lọc gió động cơ
Định kỳ bảo dưỡng: vệ sinh lọc gió 5000km/1lần
Định kỳ thay thế lọc gió động cơ: 30,000km/ 1 lần
Lọc gió động cơ giúp lọc được bụi bẩn từ môi trường bên ngoài vào hệ thống nạp trên xe của bạn
Thay thế lọc gió động cơ đúng định kỳ, giúp động cơ hoạt động êm dịu và tiết kiệm nhiên liệu
4. Lọc nhiên liệu (lọc xăng hoặc lọc dầu diesel)
Định kỳ thay thế lọc nhiên liệu: 40,000km/ 1 lần
Thay thế lọc nhiên liệu đúng định kỳ giúp hệ thống nhiên liệu trên xe của bạn được duy trì ở tình trạng tốt nhất, không bị tắt ngẽn do cặn bẩn bám trên lưới lọc nhiên liệu
5. Lọc gió điều hòa. (lọc gió dàn lạnh)
Định kỳ thay thế lọc gió điều hòa: 30,000km/ 1 lần
Lọc gió điều hòa giúp lọc khí, bụi bẩn từ môi trường vào hệ thống điều hòa không khí của xe, bảo vệ sức khỏe của bạn.
Thay thế lọc gió điều hòa đúng định kỳ giúp hệ thống điều hòa hoạt động tốt nhất
6. Dầu hộp số
Định kỳ thay thế dầu hộp số: 40,000km/ 1 lần
Cấp độ nhớt: GL-4 80W-90
Thay thế dầu hộp số đúng định kỳ giúp hộp số hoạt động êm dịu, luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất
Cần thay dầu hộp số định kì
7. Dầu vi sai
Định kỳ thay thế dầu vi sai: 40,000km/ 1 lần
Cấp độ nhớt: GL-5 85W-90
Thay thế dầu vi sai đúng định kỳ giúp vi sai hoạt động êm dịu, luôn hoạt động trong tình trạng tốt nhất
8. Dầu phanh (dầu thắng) và dầu ly hợp
Định kỳ thay thế dầu phanh và dầu ly hợp: 40,000km/ 1 lần
Thay thế dầu phanh và dầu ly hợp đúng định kỳ giúp hệ thống phanh và ly hợp trên xe của bạn hoạt động tốt, đảm bảo áp suất dầu thủy lực được duy trì tốt nhất
9. Dầu trợ lực lái
Định kỳ thay thế dầu trợ lực lái: 40,000km/ 1 lần
Thay thế dầu trợ lực lái đúng định kỳ giúp hệ thống trợ lực lái trên xe bạn hoạt động tốt nhất, đánh lái nhẹ nhàng, êm dịu
10. Nước rửa kính
Kiểm tra nước rửa kính: duy trì nước rửa kính luôn đầy đủ trong bình chứa nước rửa kính, sử dụng nước rửa kính đúng loại giúp bạn rửa sạch kính chắn gió, tầm nhìn của bạn luôn luôn tốt nhất
Thay nước rửa kính
11. Nước làm mát động cơ
Định kỳ thay thế nước làm mát động cơ: 160,000 km/1 lần
Thay thế nước làm mát động cơ đúng định kỳ giúp động cơ được làm mát tốt nhất, động cơ không bị quá nhiệt khi hoạt động
12.Bình ắc quy
Định kỳ bảo dưỡng: mỗi tháng 1 lần hoặc trước mỗi lần sử dụng xe
Kiểm tra mức dung dịch ắc quy đúng tiêu chuẩn, kiểm tra tình trạng lắp cọc bình lắp chắc chắn và dây cáp điện ắc quy
13. Lốp xe
Định kỳ kiểm tra: tùy theo điều kiện sử dụng, bạn có thể tự kiểm tra độ mòn của lốp xe bằng cách nhìn dấu báo mòn trên lốp xe
Kiểm tra áp suất lốp đúng tiêu chuẩn: 1 tháng/ 1 lần
Đảo lốp: 10,000km /1 lần (Nếu cần thiết)
14. Dây đai truyền động (dây cua roa)
Định kỳ thay thế: kiểm tra thường xuyên khi bảo dưỡng định kỳ và thay thế dây cua roa 40,000/ 1 lần
Thay thế dây cua roa đúng định kỳ giúp hệ thống truyền động trên xe của bạn luôn trong tình trạng tốt nhất
15. Hệ thống phanh
Kiểm tra hệ thống phanh: kiểm tra tình trạng đạp phanh ổn định, độ mòn má phanh, guốc phanh, tiếng kêu khi phanh, ống dầu phanh
Kiểm tra hệ thống phanh thường xuyên, hệ thống phanh hoạt động tốt giúp bạn lái xe tự tin và an toàn
16. Hệ thống lái
Kiểm tra hệ thống lái: kiểm tra tình trạng đánh lái nhẹ nhàng, ổn định khi lái xe
Kiểm tra hệ thống lái thường xuyên, hệ thống lái ổn định giúp bạn lái xe tự tin và an toàn
17. Hệ thống treo
Kiểm tra hệ thống treo: kiểm tra tình trạng giảm chấn (phuộc), lò xo….được lắp ráp chắc chắn, không rơ lỏng
Kiểm tra hệ thống treo thường xuyên, hệ thống treo của xe hoạt động bình thường giúp bạn có thể tự tin và tận hưởng cảm giác thoải mái nhất khi lái xe
18. Hệ thống chiếu sáng và đèn tín hiệu
Kiểm tra hệ thống chiếu sáng và đèn tín hiệu: Kiểm tra bằng cách bật công tắc điều khiển đèn chiếu sáng và đèn tín hiệu trên xe của bạn và kiểm tra bằng mắt rằng tất cả các đèn đều hoạt động bình thường
Kiểm tra hệ thống chiếu sáng thường xuyên, giúp bạn tự tin cả ban ngày lẫn ban đêm khi lái xe và đảm bảo chấp hành đúng luật giao thông theo quy định của nhà nước
19. Hệ thống đèn cảnh báo trên đồng hồ táp lô
Khi bạn bật công tắc máy “ON” tất cả các đèn cảnh báo các hệ thống được trang bị trên xe sẽ sáng lên cùng 1 lúc trên đồng hồ táp lô để kiểm tra sự có mặt của các hệ thống được trang bị trên xe của bạn
Tùy theo từng hệ thống, mà các đèn cảnh báo này sẽ tắt sau 30 đến 60 giây
Khi nổ máy thì tất cả các đèn cảnh báo phải tắt hết, lúc này xe của bạn đã sẵn sàng cho cuộc hành trình của bạn
Nếu có bất kỳ đèn cảnh báo nào sáng trên đồng hồ táp lô, bạn hãy kiểm tra lại tình trạng chiếc xe của bạn.
Quy trình bảo dưỡng xe ô tô
Các cấp bảo dưỡng xe Hyundai định kỳ
Quý khách cần thực hiện bảo dưỡng định kỳ sau mỗi 5.000 km hoặc 3 tháng vận hành tùy theo điều kiện nào đến trước
Các cấp bảo dưỡng bao gồm:
Cấp 1: 5.000 km, 15.000 km
Cấp 2: 10.000 km, 30.000 km
Cấp 3: 20.000 km. 60.000 km
Cấp 4: 40.000 km, 80.000 km